Trà xanh hay chè xanh được làm từ lá của cây trà chưa trải qua công đoạn làm héo và ôxi hóa giống với cách chế biến trà Ô Long và trà đen.[1] Trà xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng quy trình sản xuất lan rộng tới nhiều quốc gia ở châu Á. Trà xanh có nhiều loại, mà khác biệt đáng kể do sự đa dạng của cây trà được sử dụng, điều kiện trông trọt, phương pháp canh tác. quá trình trồng trọt và thời gian thu hái.

Chiết xuất
Chiết xuất trà xanh được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ với nhiều cách khác nhau.
Lá trà xanh ban đầu được chế biến bằng cách ngâm trong dung dịch cồn, dung dịch này có thể được làm cô đặc hơn nữa ở các nhiều mức độ; các sản phẩm phụ của quá trình này cũng được đóng gói và sử dụng. Sản phẩm chiết xuất có thể được bán dưới dạng lỏng, bột, viên nang hoặc viên nén. Dạng không chứa caffein cũng đã có bán sẵn.
Tiêu chuẩn chiết xuất trà xanh là 90 phần trăm tổng số polyphenol, và 1 viên tương đương với 5 tách trà.
Lợi ích sức khỏe
Trà xanh đã chế biến thông thường
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 4 kJ (0,96 kcal)
Cacbohydrat 0 g
Chất béo 0 g
Chất đạm 0.2 g
Vitamin
Thiamine (B1) (1%)0.007 mg
Riboflavin (B2) (5%)0.06 mg
Niacin (B3) (0%)0.03 mg
Vitamin B6 (0%)0.005 mg
Vitamin C (0%)0.3 mg
Chất khoáng
Canxi (0%)0 mg
Sắt (0%)0.02 mg
Magiê (0%)1 mg
Mangan (9%)0.18 mg
Kali (0%)8 mg
Natri (0%)1 mg
Thành phần khác
Nước 99.9 g
Caffeine 12 mg
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Một tách trà xanh thông thường gồm 99.9% nước, cung cấp 1 calorie trên 100 mL, không có hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể (bảng) và chứa các hóa chất thực vật như các polyphenol và caffeine. Polyphenols được tìm thấy trong trà xanh có chứa epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol,[1] có khả năng chống oxy hoá, chống ung thư, chống viêm và chống lại các tác động sinh hóa khi nghiên cứu trong ống nghiệm.[4] Các thành phần khác bao gồm ba loại flavonoid, được gọi là kaempferol, quercetin và myricetin.[8] Một hàm lượng cao hơn rõ rệt của myricetin được phát hiện trong trà so với nhiều loại cây trồng khác và hàm lượng myricetin này có thể có một số tác động đối với hoạt chất quan sát thực nghiệm thấy trong trà và chiết xuất từ trà trong ống nghiệm.[4]
Mặc dù đã có nhiều công bố về lợi ích sức khoẻ của trà xanh, nghiên cứu lâm sàng trên người chưa đưa ra bằng chứng kết luận về bất kỳ tác dụng nào.
Năm 2011, một nhóm nhà khoa học đã công bố báo cáo về những tuyên bố liên quan tới ảnh hưởng sức khoẻ theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu: nhìn chung, họ nhận định rằng những tuyên bố về trà xanh chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ.[9] Mặc dù hàm lượng trung bình flavonoid và catechin trong một tách trà xanh cao hơn trong cùng loại mặt hàng thức uống khác mà theo truyền thống được coi là tăng cường sức khỏe,[11] flavonoids và catechins chưa có bằng chứng chứng minh được tác dụng sinh học đối với cơ thể người.